Thu Trang -
 
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió đã được công nhận vận hành thương mại (COD) và vào vận hành từ trước đây thì trong hệ thống điện quốc gia hiện có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3980,27 MW được công nhận COD.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương tại văn bản số 6828/BCT-ĐL ngày 29/10/2021, chỉ đạo của Cục điện lực và Năng lượng tái tạo tại văn bản số 2134/ĐL-KH&QH ngày 26/10/2021 và văn bản số 2157/ĐL-NLTT ngày 207/10/2021, qua rà soát, EVN vừa có văn bản báo cáo Bộ Công thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tình hình công nhận COD các nhà máy điện gió, như sau:

Trong thời gian gần đây, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5755,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận COD. Trong số 106 nhà máy điện gió này, đến thời điểm hết ngày 31/10/2021 đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3298,95 MW đã được công nhận COD.

Như vậy, nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió đã được công nhận COD và vào vận hành từ trước đây thì trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3980,27 MW được công nhận COD.

Danh sách các dự án điện gió được công nhận COD:

da dien gió

 

dg

 

Qua đánh giá về điều kiện giải tỏa, tổng công suất đặt nguồn điện gió được bổ sung quy hoạch đạt 11.800MW. Tại thời điểm hiện nay điều kiện giải tỏa các dự án có khả năng COD trước 31/10/2021 đã được giảm thiểu nhiều so với thời điểm bổ sung quy hoạch.

Theo EVN, khả năng giải tỏa công suất của một số dự án nhà máy điện gió gặp khó khăn chủ yếu vào khoảng thời gian ban ngày (khoảng 4-5 tiếng ban ngày), thời điểm điện mặt trời phát cao tại một số khu vực nhưng lại đảm bảo giải tỏa tốt tại thời điểm cao điểm tối (phụ tải cao nhất trong ngày và là thời điểm điện mặt trời không có công suất phát). Do khả năng giải tỏa tốt vào giờ cao điểm, các nhà máy điện gió có khả năng đóng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia ngay cả khi có thể tiết giảm một số giờ trong ngày.

Cũng theo EVN, trong quá trình thực hiện Thỏa thuận đấu nối với các Chủ đầu tư (CĐT), căn cứ vào tiến độ các công trình lưới điện giải tỏa do EVN làm CĐT và căn cứ chỉ đạo của Bộ Công thương tại văn bản số 3943/BCT-ĐL ngày 02/5/2018 về việc cho phép thỏa thuận đấu nối có điều kiện, các bên đều thống nhất đưa vào Thỏa thuận đấu nối điều khoản yêu cầu các CĐT thực hiện giảm/dừng công suất nhà máy khi có quá tải lưới điện hoặc thừa nguồn trên cơ sở đó EVN đã ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) với các CĐT đều có bổ sung yêu cầu này.

Theo đó, EVN và các CĐT đã thống nhất bổ sung các điều khoản sau vào PPA đã ký: CĐT cam kết ngừng/giảm công suất trước các dự án NLTT khác đã đưa vào vận hành thương mại, nếu xảy hiện tượng quá tải/thừa nguồn trong thời gian các công trình lưới điện đồng bộ được phê duyệt theo qui hoạch chưa đưa vào vận hành; Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến khác về việc công nhận ngày vận hành thương mại chưa phù hợp, CĐT cam kết sẽ thực hiện theo đúng ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hủy bỏ ngày vận hành thương mại và hoàn trả lại toàn bộ tiền điện cho EVN, bao gồm cả khoản tiền lãi (nếu có).

Như vậy, với các thỏa thuận trên giữa EVN và CĐT việc vận hành nhà máy điện gió sẽ đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, không gây quá tải đường dây và trạm biến áp theo đúng nguyên tắc nêu tại văn bản số 2134/ĐL-KH&QH ngày 26/10/2021.

Theo Quyết định 39 (hết hiệu lực sau ngày 31/10), dự án vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 sẽ hưởng giá bán điện ưu đãi 8,5 cent/kWh (1.927 đồng) với điện gió trên đất liền và 9,8 cent/kWh (2.223 đồng) với điện gió ngoài khơi trong thời gian 20 năm.

Theo Tầm nhìn 

Bạn nghĩ sao?