Đại Hải -
 
Với mục tiêu vừa đảm bảo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông các giá trị của tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách, đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính quản lý nguồn nước.

 Để ứng phó linh hoạt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục Quản lý tài nguyên nước đã chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính trong mọi hoạt động. Đặc biệt, về cải cách thể chế, căn cứ Chương trình công tác năm 2021, Cục đã tích cực chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Tài nguyên nước để kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Thực hiện tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 và xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Rà soát, sửa đổi bổ sung Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; Đề án tổng Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. Xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

song-hong

 Đổi mới cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính quản lý nguồn nước để rộng đường khơi thông giá trị tài nguyên nước

Với mục tiêu đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính theo tinh thần rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, Cục đã xây dựng trình Bộ ban hành Quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (Quyết định số 1610/QĐ-BTNMT ngày 22/7/2020 của Bộ TN&MT). Việc ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Theo đó, tổng thời gian của các Quy trình nội bộ đã giảm từ 45 ngày theo quy định xuống còn 40 ngày đối với quy trình cấp mới giấy phép; giảm từ 35 ngày theo quy định xuống còn 33 ngày đối với quy trình điều chỉnh, gia hạn giấy phép và giảm từ 20 ngày theo quy định xuống còn 17 ngày đối với quy trình cấp lại Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021, thực hiện rà soát, sửa đổi Quy chế làm việc của Cục; Thực hiện giám sát việc vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ, đến nay 100% đã được kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu hàng ngày; tăng cường công tác cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, thực hiện phân bổ nguồn nước hợp lý cho các mục đích sử dụng nước; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Tích cực triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với 20 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên nước đảm đúng thời gian, quy trình theo quy định.

Triển khai Nghị định 82 trước đây, nay là Nghị định 41, từ năm 2017 đến nay, riêng tiền thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Trung ương phê duyệt khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách ở Trung ương và địa phương.

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường

Bạn nghĩ sao?