Theo đó, về du lịch, hiện tình hình dịch COVID-19 tại Quảng Ninh và Hải Phòng đã cơ bản được kiểm soát, vì vậy lãnh đạo hai địa phương thống nhất giao Sở Du lịch hai địa phương nghiên cứu phương án phối hợp mở lại hoạt động du lịch, trao đổi khách giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Từ tháng 11/2021 tập trung mở các tour du lịch khép kín dành cho người Quảng Ninh đi du lịch Hải Phòng và người Hải Phòng đi du lịch Quảng Ninh, khuyến khích các du khách tiêm đủ vắc xin và có xét nghiệm SARS-CoV-2.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch hai bên khai thác khách du lịch từ các KCN, khu kinh tế, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp, đơn vị khác đi du lịch trong nội vùng Quảng Ninh – Hải Phòng.
Hai bên cùng nghiên cứu các chương trình xúc tiến du lịch chung để khai thác khách du lịch từ Hà Nội, các KCN, KKT của các tỉnh, thành phố an toàn với dịch COVID-19, các tập đoàn kinh tế đến từ nội vùng Quảng Ninh – Hải Phòng.
Về lĩnh vực văn hóa, giao sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh chủ trì cùng Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng mời Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đồng nghiên cứu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa – lịch sử chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương); nghiên cứu các tiêu chí, củng cố hồ sơ tài liệu làm giàu thêm tư liệu và bảo tồn khai thác hiệu quả, trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Giao các Sở, ngành chức năng của hai địa phương cùng chủ trì phối hợp triển khai các nội dung liên quan đến Đoàn đánh giá của IUCN; hoàn thiện Quy chế phối hợp quản lý hoạt động của phương tiện vận chuyển hành khách, khách du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ để đưa vào triển khai thực hiện.
Xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường vùng giáp ranh, vùng bờ, vịnh và các dòng sông; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời đối với các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên khu vực giáp ranh giữa hai địa phương.
Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường biển khu vực giáp ranh giữa vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà; nghiên cứu việc thu phí thăm quan và phí lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới để đảm bảo sự tương đồng và thu hút khách du lịch.
Giao Sở Y tế hai địa phương là cơ quan đầu mối phối hợp hỗ trợ trong công tác bố trí nhân lực xét nghiệm, tiêm chủng diện rộng, hỗ trợ phương tiện cấp cứu, thiết bị, máy móc xét nghiệm, điều trị trong trường hợp khẩn cấp của hai bên.
Theo Tầm Nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến