Thùy Linh -
 
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có quyết định thanh tra quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng đối với các dự án, công trình tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính…

Tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội. Riêng tuyến đường Lê Văn Lương đoạn giao từ Đường Láng đến ngã tư Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội) dài hơn 1km nhưng phải cõng 33 dự án chung cư cao tầng với mật độ dân số hơn 100 ngàn người.

Cụ thể, dự án nhà ở Ban cơ yếu chính phủ, dự án chung cư Tập đoàn Đại Dương (21 tầng), trụ sở văn phòng HUD (32 tầng), dự án nhà ở (HACCI cao 25 tầng), dự án nhà ở Tổng công ty Coma (25 tầng), dự án công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng (Công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội cao 25 tầng); tòa nhà trung tâm thương mại 32 tầng (Hadinco); chung cư cao tầng của Công ty CP dịch vụ và kinh doanh bất động sản HN cao 32 tầng.

tj

 Ô đất C3 Lê Văn Lương (Handico) từ bãi đỗ xe cao tầng đã được biến thành chung cư cao cấp.

Tòa chung cư của Công ty CP đầu tư và thương mại Vneco Hà Nội cao 35 tầng, nhà chung cư của Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị 18, tổ hợp tòa nhà cao tầng Sunrise cao 25 tầng; tòa nhà trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty CP phát triển xây dựng và XNK Sông Hồng cao 16 tầng….

Trong danh sách thanh tra về quy hoạch, có Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính do Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt năm 1998, với mật độ xây dựng hơn 34% dự án có 8 toà nhà cao trung bình 6,7 đến 7,5 tầng. 3 năm sau đó, quy hoạch đã điều chỉnh tăng gấp đôi về số toà lên 16 toà cao tầng. Chiều cao mỗi toà cũng tăng lên gấp đôi, dao động từ 9-21 tầng. Tuy nhiên, sau 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện mật độ xây dựng khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính tăng lên hơn 50% với 16 toà nhà cao tầng, chiều cao từ 17-34 tầng.

Ngoài ra, có các dự án của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico). Cụ thể, dự án lô đất C1, C2 của Công ty CP Handico 6. Trong đó, có ô đất C2 đã 3 lần được TP Hà Nội cho phép điều chỉnh quy hoạch. Theo phê duyệt đầu tiên năm 2000, khu đất C2 có diện tích hơn 2.000m2 được cấp phép xây dựng 3 tầng, hệ số sử dụng đất là 0,96 lần, mật độ xây dựng 48%. Đến năm 2010, UBND TP. Hà Nội chấp thuận về nguyên tắc cho điều chỉnh chức năng công trình hỗn hợp công cộng nhà văn hóa, trạm y tế dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê quy mô gồm khối đế 5 tầng, khối cao tháp 19 tầng. Tuy nhiên, các quy hoạch trên không thực hiện được do sự phản đối của người dân. Hiện, ô đất C2 vẫn đang bỏ hoang.

Theo Tài nguyên và Môi trường

Bạn nghĩ sao?