UBND thành phố Hà Nội cho biết, tính đến đầu tháng 9/2020, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc thành phố là 1.813 thủ tục. 1.720 thủ tục hành chính đã đủ điều kiện để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của thành phố. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của thành phố đang cung cấp cho người dân và doanh nghiệp là 1.671/1.720 thủ tục hành chính (bao gồm các dịch vụ công trực tuyến của Bộ, ngành và các đơn vị tự triển khai) đạt 97%. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 1.227 thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 444 thủ tục hành chính. Việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế).
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã lập Đoàn kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất không báo trước đối với 26 cơ quan, đơn vị thành phố, trong đó kiểm tra chuyên đề về liên quan cải cách thủ tục hành chính đối với 12 xã, phường, thị trấn thuộc 6 quận, huyện; kiểm tra cải cách hành chính tại quận, huyện và các xã, phường, thị trấn trực thuộc 14 đơn vị; kiểm tra công vụ đột xuất đối với 4 đơn vị và kiểm tra theo chỉ đạo UBND thành phố đối với 2 vụ việc.
Kết quả kiểm tra cho thấy, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức, việc tiếp công dân được duy trì ổn định; không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cơ bản chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc theo quy định. Công tác tiếp công dân được quan tâm thực hiện. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đều có lịch phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và người lao động làm việc luân phiên trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 nhằm đảm bảo giải quyết hồ sơ cá nhân, tổ chức theo yêu cầu công việc, phù hợp với yêu cầu chống dịch trong giai đoạn mới.
Công tác cải cách thể chế tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của thành phố. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan phát triển kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thông thoáng; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo sự đột phá về thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Thành phố có chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật; mở rộng thị trường; thông tin, tư vấn và pháp lý; tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi hộ kinh doanh, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; khởi nghiệp sáng tạo cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thành phố đã ban hành các Quyết định thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, công bố Danh mục thủ tục hành chính, các quy trình giải quyết nội bộ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế trên một số lĩnh vực: Ngoại vụ (thông qua 3 phương án đơn giản 3 thủ tục hành chính), Văn hóa và Thể thao (công bố 112 thủ tục hành chính), Giao thông Vận tải (công bố danh mục 6 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ), Tài chính (công bố danh mục 12 thủ tục hành chính), Tài nguyên và Môi trường (phê duyệt 30 quy trình giải quyết nội bộ thủ tục hành chính).
Thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Kết quả, đã sáp nhập Ban Quản lý dự án quy hoạch kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp; sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giảm từ 21 trường còn 10 trường (đạt 52,4%), phương án sắp xếp các cơ sở bảo trợ xã hội (từ 12 cơ sở còn 5 cơ sở, giảm 7 cơ sở, đạt 58,3%); sắp xếp, chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đổi tên và quy định lại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ Trung tâm Vận chuyển cấp cứu Hà Nội sang Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội; bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội…
Theo Tầm nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến