Tại Hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ" tổ chức ngày 22/11, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, đây là dịp rất tốt để chia sẻ một vấn đề đã được bàn thảo nhiều, song cần một cách tiếp cận khác, nếu không, sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khu vực và đất nước. Ông Thiên cho rằng, nên tránh tư duy xin-cho, thay đổi tư duy chiến lược và phương thức hành động. “Phía trước là bầu trời, làm sao để Đông Nam Bộ bay lên?”, ông Trần Đình Thiên đặt vấn đề.
Trong thời gian qua, Trung ương, Bộ Chính trị đã đặc biệt quan tâm phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó đặc biệt quan tâm tới TPHCM với các nghị quyết về định hướng phát triển. Nhờ đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn tiếp tục là Vùng có đóng góp lớn nhất về GDP, NSNN, việc làm và vẫn chứng tỏ tiềm năng - nội lực phát triển vượt trội. Mức đóng góp GDP (50,8%), Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lớn hơn cả 3 vùng KTTĐ còn lại cộng lại.
Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP 2016-2018 đạt 6,72% (trong khi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 9,08%). Vị thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nền kinh tế tuy vẫn đứng đầu nhưng bị sụt giảm, vai trò động lực và dẫn dắt suy yếu.
Lý do là thiếu kết nối vùng, các tuyến đường vành đai và tuyến cao tốc còn ít, triển khai chậm; ách tắc lưu thông tại các trung tâm tăng trưởng quốc gia và kết nối quốc tế, cac nút giao thông TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các công trình như Long Thành, Cái Mép – Thị Vải mà triển khai, giải quyết chậm thì sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ tới vùng mà còn tới cả nước. Đông Nam Bộ mà không phát triển đúng tầm sẽ ảnh hưởng lớn tới cả nước.
Giao thông là "điểm nghẽn" nghiêm trọng của vùng ĐNB, nghẽn trên cả 3 tuyến: đường bộ, hàng không và đường biển. Vùng kinh tế trong điểm phía Nam mới có 91 km (11%) đường cao tốc cả nước. Một thực trạng khác là ách tắc “trung chuyển quốc tế nhưng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải; cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải thiếu đồng bộ, thiếu kết nối đường bộ, đường sắt…
TS Trần Đình Thiên đề xuất, phát triển của TP.HCM, Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là lợi ích chiến lược quốc gia. Tập trung ưu tiên nguồn lực quốc gia và có cơ chế phát triển vượt trước cho Vùng Đông Nam Bộ để đầu tàu này trở thành đầu tàu hiện đại, vùng dẫn dắt mới phát huy đúng lợi thế và tiềm năng.
Thay đổi cách tiếp cận thể chế phát triển Vùng, theo đó, thực thể Vùng có lợi ích tổng thể, có thực lực ngân sách… Thay đổi cách tiếp cận lợi ích - lợi ích quốc gia và lợi ích DN - khi chung sức đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, không phải là “tranh chấp lợi ích” mà là phối hợp các tuyến lợi ích. Tầm nhìn không mới nhưng phải triệt để thực hiện trong phát triển đồng bộ hệ thống GTVT - không gian và thời gian, cả đường sắt, đường thủy… Thay đổi, cải thiện quan hệ chức năng và cơ chế phối hợp Trung ương – địa phương trong phát triển hệ thống giao thông Vùng.
Ông Thiên đề xuất với vai trò của mình, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ truyền thông mạnh mẽ hơn nữa và bày tỏ kỳ vọng Hội thảo sẽ thành công, tạo thêm, góp phần tạo ra động lực phát triển đột phá mới cho Vùng.
Hội thảo nhằm tháo gỡ vướng mắc
Ông Nguyễn Hồng Sâm, Quyền Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo Điện tử Chính phủ cho biết: Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh năm 2020 hết sức đặc biệt đang đi dần về những ngày cuối cùng và chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, những cơ hội đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới, trong đó có vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế sôi động nhất cả nước đang có trong tay những cơ hội mới. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, có nhiều quyết sách, nhiều chỉ đạo về việc hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông vùng đất này, bao gồm cả đường bộ với hàng loạt tuyến cao tốc, đường hàng không, đường sắt, đường thủy, chú trọng hệ thống cảng nước sâu đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.
"Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo hôm nay. Hội thảo nhằm khẳng định sự quan tâm đặc biệt, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển, kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ, các kết quả đạt được trong việc đưa các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ tới việc thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tại các địa phương, phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, giải quyết công ăn việc làm... Đặc biệt, Hội thảo nhằm chỉ ra các vướng mắc, khó khăn, hạn chế, các vấn đề mà nhiều dự án đang gặp phải: Nghẽn vốn, thiếu mặt bằng, thủ tục chậm, trách nhiệm chưa cao… và đề xuất, hiến kế hướng xử lý, giải quyết", ông Nguyễn Hồng Sâm nói.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến