Ngay khi Covid-19 xảy ra, các ngân hàng đã dự đoán được tình hình khó khăn với khách hàng cá nhân và chủ động giảm lãi vay 1-1,5%/năm.
Với các cá nhân bị mất việc, không có thu nhập, giảm lương..., ngân hàng miễn lãi, chỉ thu lại gốc đã vay. Nếu khách hàng tiếp tục đề nghị cơ cấu nợ gốc, sẽ được xem xét khi đáp ứng đầy đủ quy định tại Thông tư 14/2021/TT-NHNN.
Song trên thực tế, không phải cá nhân nào cũng đáp ứng được tiêu chí để được giảm lãi, cơ cấu nợ, nhất là với mục tiêu vay vốn tiêu dùng. Hiện không ít khách hàng cá nhân vay mua ô tô bị ngân hàng từ chối giãn nợ, giảm lãi, với lý do vay mua xe với mục đích tiêu dùng, chứ không phải... xe công nghệ.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, cơ cấu nợ cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, trong đó có người mua nhà. Song phần lớn ngân hàng ưu tiên hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp để họ sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh và giảm lãi suất theo điều kiện tài chính, nguồn lực của mình, chứ không giảm đồng loạt cho toàn bộ khách hàng.
Trong khi đó, với hoạt động đặc thù chỉ tập trung cho vay tiêu dùng, sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN được ban hành, các công ty tài chính đã hỗ trợ người vay tạm hoãn thanh toán, cơ cấu nợ, giảm lãi... Tính đến tháng 8/2021, qua các đợt miễn, giảm lãi, FE Credit đã hỗ trợ cho hơn 130.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với gần 215 tỷ đồng.
Đại diện FE Credit cho hay, để được giảm lãi, cơ cấu nợ, khách hàng phải chứng minh mình không có khả năng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng do bị ảnh hưởng của Covid-19. Đồng thời, phải có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ gốc hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày hưởng ưu đãi và phù hợp với mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đối với từng khách hàng.
Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn, lãi suất huy động giảm là một trong những cơ sở để giảm lãi vay. Tuy nhiên, khoản vay tiêu dùng nhỏ, lẻ hiện hữu có được giảm lãi hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, sự xét duyệt của nhà băng.
Vị phó tổng giám đốc của ngân hàng nói trên lo ngại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa biết khi nào mới quay lại bình thường, nên thu nhập cá nhân khó hồi phục. Nếu đến ngày 30/6/2022, tình hình còn khó khăn, khách hàng không trả nợ được, sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu, khiến nợ xấu ngân hàng tăng, kéo theo dự phòng lớn.
Lãnh đạo một công ty tài chính cũng nhìn nhận, nợ xấu khó tránh khỏi nguy cơ gia tăng không chỉ tại các công ty tài chính, mà cả các ngân hàng cho vay tiêu dùng. Công ty này đã chủ động đề ra nhiều biện pháp ứng phó để bảo toàn năng lực tài chính, nguồn lực lao động, duy trì hoạt động kinh doanh.
“Trước mắt, công ty chủ trương tạm gác lợi nhuận sang một bên để hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Chúng tôi dự kiến triển khai các chương trình cơ cấu khoản vay cho khách hàng từ nay đến cuối năm 2021, tùy vào diễn biến thực tế của dịch bệnh”, lãnh đạo công ty trên cho biết./.
Theo Tầm nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
- HDBank nhận 3 giải thưởng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
- HDBank đóng góp 100 tỷ đồng, hưởng ứng đợt cao điểm 450 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
- Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%, triển khai chia cổ tức 20%
- HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
- HDBank: Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng Xanh từ The Asian Banker