Thiên Minh -
 
Ngày 13-10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ năm với chủ đề "Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà". Tham dự diễn đàn có đại biểu của các bộ, ngành, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân...
IMG_20191117_082639_8-sca

 

Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ năm nằm trong chuỗi sự kiện Tự hào nông dân Việt Nam được tổ chức thường niên. Diễn đàn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Nhà nước phối hợp chỉ đạo. Diễn đàn được tổ chức vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020).

Phát biểu tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực  trong Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 5 với chủ đề "Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà", ngày 13/10, tạị Hà Nội bày tỏ quan điểm Vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp không hề nhỏ, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Cần đẩy mạnh việc tích tụ ruộng, đất và phát triển bảo hiểm dành cho nông nghiệp để có thể thúc đẩy nhiều hơn nữa doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này.

image1

 

 “6 nhà” trong liên kết chuỗi phát triển nông sản được hiểu là các thành tố: Nhà nước; Nông dân; Nhà khoa học; Doanh nghiệp; Ngân hàng; Nhà phân phối.

Trong vài năm trở lại đây, nông nghiệp đang nổi lên là nhóm ngành tăng trưởng mạnh về xuất khẩu. Mặc dù đại dịch COVID-19 hoành hoành nhưng 9 tháng năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trị giá xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, hiện nay thương hiệu của nông sản Việt vẫn chưa thực sự tạo được sự chú ý trên thị trường thế giới. nguyên nhân mấu chốt của tình trạng nêu trên được chỉ ra là bởi mối quan hệ liên kết trong 6 nhà còn không ít vướng mắc cần giải quyết.

Đơn cử câu chuyện đưa các sản phẩm nông sản vào siêu thị hiện còn nhiều bất cập. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cho rằng cần có sự công bằng trong tiếp cận nhà phân phối. Mỗi siêu thị có quyền đặt ra các tiêu chuẩn riêng nhưng Bộ Công Thương cần có vai trò trọng tài để đảm bảo công bằng trong tiêu thụ hàng hoá.

muc-tieu-xuat-khau-thuy-s

 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 song 9 tháng năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp, nông dân trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và các bộ, ngành trong việc tham gia Hiệp định thương mại tự do.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực song các đại biểu cũng cho rằng, nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế khi tham gia vào thị trường thế giới; thương hiệu nông sản Việt Nam chưa được quan tâm… Nguyên nhân chính là mối quan hệ “6 nhà" (nông dân - nhà nước - nhà khoa học - ngân hàng - doanh nghiệp - nhà phân phối) vẫn còn một số vướng mắc cần giải quyết, trong đó có việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả hay ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nông sản như thế nào để đạt hiệu quả cao…

Trong giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư vào nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ từ 5,8-6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chưa tương xứng với đóng góp (15-20% trong cùng kỳ) của nông, lâm, thủy sản vào tổng sản phẩm trong nước. Vốn đầu tư thấp làm hạn chế khả năng tạo thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cũng là một rào cản khiến cho mối liên kết sản xuất trong các chuỗi sản xuất thường không thành công.

Theo đó, đẩy mạnh liên kết “6 nhà”, tháo gỡ về nguồn vốn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất… là những giải pháp căn cơ để nâng cao đời sống cho người làm nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển, hội nhập quốc tế...

                                           

Bạn nghĩ sao?