Tại vùng rau phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn), 100% rau màu, 50% chậu hoa cúc trên diện tích đất hơn 8.000 m2 của ông Đỗ Văn Dưỡng bị hư hại hoàn toàn sau nhiều đợt bão lũ, nhất là cơn bão số 9 càn quét.
“Ngay sau bão, chúng tôi đã triển khai khắc phục thiệt hại, hơn 500 chậu cúc bị hư hỏng đã được phục hồi, đồng thời xuống giống các loại rau, tầm 10 đến 15 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Đến giữa tháng 11 âm lịch sẽ tiếp tục gieo các loại rau màu như xà lách, cải, rau húng, hành để phục vụ Tết”, ông Dưỡng chia sẻ.
Tại vùng rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), ngay sau bão số 13, nông dân đã tiến hành vệ sinh đồng ruộng, gia cố lại các công cụ, nhà lưới, làm đất, gieo giống các loại rau ăn lá có thời gian canh tác ngắn ngày để nhanh chóng cung cấp ra thị trường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng, trong các đợt mưa lũ và bão vừa qua, có 25,5 ha rau các loại ở các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang bị thiệt hại.
Cạnh đó, có 2,5 hecta hoa và 5.000 chậu hoa ở các xã Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Liên (huyện Hòa Vang) bị hư hỏng. Ngoài ra, còn có 33,17 hecta cây ăn quả ở huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà bị thiệt hại, hơn 400 cây ăn quả tại quận Liên Chiểu bị ngã đổ.
Đặc biệt, bão số 9 làm hư hỏng, bay mái che, siêu vẹo nhà màng trồng rau công nghệ cao của HTX Rau hoa củ quả Hòa Vang và Công ty Greentech (xã Hòa Khương); sụp, hư hỏng các nhà màng, nhà lưới phục vụ sản xuất hoa tại vùng hoa Dương Sơn, Nhơn Thọ…
“Hiện nay, các quận, huyện và sở, ngành đang phối hợp thống kê, thẩm định thiệt hại để trình UBND thành phố hỗ trợ những thiệt hại do bão, lũ gây ra đối với các diện tích sản xuất nông nghiệp”, ông Hoàng Thanh Hòa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng cho hay.
Ông Phạm Hồng Vân – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đà Nẵng cho biết, do trời mưa, bão và lũ kéo dài hơn 1 tháng qua nên người trồng rau, hoa ít gieo trồng, nhất là ở các khu vực bị ngập lũ. Hội Nông dân Thành phố đã đề nghị Hội Nông dân các quận, huyện nhanh chóng thống kê thiệt hại để trình UBNB Thành phố sớm có chủ trương hỗ trợ nông dân. Ngoài ra hướng dẫn hội viên nông dân chuẩn bị các điều kiện cần thiết như làm đất, chuẩn bị giống để tổ chức sản xuất sau thiên tai.
“Hiện giờ chúng tôi tập trung vào các loại rau màu, chăn nuôi gia cầm kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán, mang lại thu nhập cho người dân trong dịp Tết này. Trong đó, chú trọng vào hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện bất lợi như hiện nay. Với những nỗ lực hiện tại, vụ Tết của bà con nông dân vẫn sẽ được đảm bảo”, ông Vân chia sẻ.
Dự kiến, đến sau ngày 23/10 Âm lịch, nông dân mới bắt đầu trồng nhiều loại rau, hoa để phục vụ thị trường, nhất là dịp Tết. Đối với các diện tích gieo trồng ở nơi cao ráo, đơn vị đã có hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc các loại rau và hoa để giảm thiểu thiệt hại do thời tiết bất lợi.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến