Quang Lâm -
 
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa giao Cục Thuế thành lập Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết về việc khoanh, xóa nợ thuế… đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước.
Sau đợt Covid-19, khá nhiều doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn thu.

Sau đợt Covid-19, khá nhiều doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn thu.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã luôn bám sát các chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị rà soát, củng cố, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ phân loại nợ khó thu để thực hiện khoanh tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, kịp thời triển khai ngay khi nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã giao chỉ tiêu cụ thể đến từng công chức quản lý nợ để đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý nhằm hoàn thiện, củng cố các hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ theo yêu cầu của nghị quyết. Kết quả tính đến tháng 7/2020 cho thấy, số lượng NNT được khoanh nợ, xóa nợ là 278.158 trường hợp, với số tiền chậm nộp được xóa là 3.092 tỷ đồng và số thuế khoanh nợ là 5.117 tỷ đồng

x0744_tao-hanh-lang-phap-

 

Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của UBND Thành phố, kịp thời tổ chức triển khai, đảm bảo việc thi hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội khả thi, chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng đối tượng, Cục Thuế TP, Hồ Chí Minh sẽ thành lập Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết xử lý nợ tại đơn vị để triển khai các công việc liên quan.

Kiểm tra, xác định đối tượng nợ thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp; cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh danh sách, thông tin các doanh nghiệp được khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế; công khai quyết định khoanh nợ tiền thuế, quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế...

UBND quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kịp thời cho cơ quan thuế trong việc lập hồ sơ xử lý nợ và xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thực hiện xác nhận về thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ cũng như thực hiện xác nhận về việc người nộp thuế đã chết, mất tích.

Ngoài ra, thành phố cũng giao các cơ quan liên quan cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể; có quyết định giải thể; các quyết định hoặc thông báo về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thông báo tới cơ quan thuế khi người nộp thuế quay lại kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp thành lập cơ sở kinh doanh mới; cung cấp thông tin về tài khoản, biến động số dư tài khoản của người nộp thuế...

Bạn nghĩ sao?