Gợi ý này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra khi góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá, sáng 16/9.
Theo dự thảo nghị quyết, tỉnh Thanh Hoá được đề xuất hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công để đầu tư hạ tầng, kinh tế của tỉnh. Đề xuất này tương tự chính sách đang áp dụng với TP HCM.
Thường trực Ủy ban Tài chính khi thẩm tra đề nghị bổ sung quy định chỉ để lại 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chi phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới.
Trình bày báo cáo về dự thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa là cần thiết, trong đó đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước.
Theo quy định tại Luật Ngân sách, tỉnh Thanh Hóa được áp dụng mức dư nợ vay không quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức dư nợ vay 20% theo quy định hiện hành (tính theo dự toán năm 2021) thì mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 2.636 tỉ đồng và dư nợ vay đến ngày 31.12.2021 của tỉnh dự kiến là 718 tỉ đồng.
Nếu nâng hạn mức dư nợ vay 60% (tính theo dự toán năm 2021) thì mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 7.909 tỉ đồng. Như vậy tỉnh Thanh Hóa mới đáp ứng đủ nhu cầu huy động trước nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh.
Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc trình Quốc hội ban bành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa là hoàn toàn có đủ cơ sở chính trị và pháp lý.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng ý với mức dư nợ vay không vượt quá 60%. Ông cho rằng đây là mức nằm trong an toàn nợ công và nếu hạn chế dư địa vay đầu tư phát triển của các địa phương khác trong cả nước, Bộ Tài Chính cũng không thể phân bổ.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đồng tình với việc để lại tăng thu từ xuất nhập khẩu cho tỉnh Thanh Hóa nhưng không quy định cứng 70% để từng năm. Chính phủ có thể có những thay đổi và để dự toán Trung ương không hụt thu.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phạm vi điều chỉnh của dự thảo có thể rộng hơn, điều chỉnh cả về tổ chức bộ máy. Có lúc Thanh Hoá đã xin đến 8 cấp phó cho Sở Nông nghiệp, tại sao lần này không đề cập tăng cấp phó sở ngành so với quy định.
Về tài chính, Chủ tịch Quốc hội gợi ý Thanh Hoá nghiên cứu thêm thuế nhà ở. "Thuế nhà chỉ nên áp dụng thí điểm cho chính quyền đô thị lớn. Thanh Hoá nên nghiên cứu thí điểm chính sách này ở khu vực đô thị để có thêm nguồn thu", ông gợi ý. Nếu Thanh Hoá thí điểm thành công áp dụng thuế nhà ở, sau này có thể nghiên cứu áp dụng cho Hà Nội, TP HCM.
Năm 2017 Chính phủ từng đề xuất thí điểm thuế tài sản (nhà ở) tại TP HCM khi xin cơ chế đặc thù cho địa phương này, song vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nên chính sách này không được thực hiện.
Theo các chuyên gia, nếu áp dụng thuế tài sản sẽ là công cụ hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, nhưng đòi hỏi dữ liệu thị trường phải thật chuẩn xác. Đây là loại thuế đánh trực tiếp lên người sở hữu bất động sản chứ không phải thuế chuyển nhượng bất động sản, nên sẽ hạn chế được đầu cơ vào thị trường này và lo ngại tăng giá bất động sản khi thêm thuế này khó xảy ra.
Năm 2018, Bộ Tài chính cũng đưa ra dự thảo Luật Thuế tài sản trình Chính phủ với mục tiêu tăng quản lý nhà nước về tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà, đất và chống thất thoát lãng phí trong quản lý tài sản công, nhà đất công. Tuy nhiên, chính sách này sau đó không được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, dự thảo đã đủ điều kiện trình Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần mở rộng phạm vi của nghị quyết, nghiên cứu thêm về chính sách đặc thù trong đầu tư, phân cấp, về bộ máy biên chế.
Về hiệu lực thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất áp dụng từ 1.1.2022 và thực hiện trong 5 năm. Giao Ủy ban Tài chính Ngân sách chủ trì, phối hợp các cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ để hoàn chỉnh hồ sơ Nghị quyết.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Uỷ ban Tài chính ngân sách tiếp thu, cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 tới.
Theo Tầm nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Trí tuệ nhân tạo “lột xác” ngành bất động sản: Những giải pháp đột phá từ Meey Group
- Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Dư địa phát triển của proptech còn rất nhiều!
- Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024
- Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc