Đức Anh -
 
Theo dự báo, nhu cầu thuê đất ở các khu công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2020, bởi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh. Nhưng hãy tránh tình trạng cung không kịp cầu.
Untitled

 

BĐS công nghiệp tăng trưởng ổn định đến cuối năm 2019

Theo Savills Việt Nam, Việt Nam đang có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.500 ha với đất công nghiệp 65.600 ha. Trong đó, 251 khu công nghiệp đã hoạt động với gần 61.000 ha, 74% lấp đầy; 75 khu công nghiệp với 29.300 ha, đang xây dựng và đề bù, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.

Các chuyên gia nghiên cứu của Savills cho biết, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới như: EVTFA (hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định cải cách kinh tế toàn diện xuyên Thái Bình Dương) và RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện) cũng được kỳ vọng hoàn tất cuối năm 2019, đã mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam.

Theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm 2019, nguồn vốn chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á. Cụ thể, HongKong gồm: Goertek đầu tư 260 triệu USD vào khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), Meiko Eletronics Vietnam Co., Ltd đầu tư 200 triệu USD vào Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội).

Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển của Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An.

Những công ty đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Goertek (HongKong) về sản suất tai nghe và linh kiện điện thoại sẽ di dời sang Bắc Ninh; TLC (Trung Quốc) về điện tử, tivi sẽ di dời sang Bình Dương.

Những công ty đang xem xét di dời, gồm: Foxconn (Đài Loan); Lenovo (Trung Quốc); Sharp, Kyocera, Nintendo, Asics (Nhật Bản).

Tránh tình trạng cung không kịp cầu

Có thể thấy rằng hiện nay Việt Nam đang là điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á. Theo nhận định chung, mặc dù đã phát triển nhiều KCN nhưng thực tế khả năng đáp ứng vẫn chưa theo kịp nhu cầu hiện nay. Phân khúc thị trường BĐSCN vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Tình trạng này khiến hầu hết các KCN, khu chế xuất tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương bị vắt kiệt với hiệu suất sử dụng gần 100%. Trong đó, nhiều KCN đang phát triển ở giai đoạn 3, 4… Ngoại trừ các khu mới thành lập hoặc đang mở rộng quy mô, còn lại đều có hệ số sử dụng đất từ 60 đến 100%.

Ảnh 2: Phân khúc thị trường BĐSCN vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu (Ảnh minh họa)

theo dự báo từ phía các chuyên gia, thị trường BĐSCN vẫn sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, bởi VN hiện đang là địa điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các DN có ý định đầu tư thì nên coi đây là thị trường để đầu tư mang tính chiến lược. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bên cạnh các dư án BĐSCN, nhà đầu tư cũng cần bảo đảm cung ứng các nhu cầu hỗ trợ khác như cầu cảng, kho bãi, giao thông, kho lạnh, kho ngoại quan, đường truyền cáp quang internet băng thông rộng, trung tâm thương mại, khách sạn…

Bạn nghĩ sao?