Hoàng Anh - 07:24 - 26/11/2020
 
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy thặng dư thương mại 10 tháng lập kỷ lục gần 20 tỷ USD.

Thặng dư thương mại 10 tháng lập kỷ lục mới gần 20 tỷ USD, chủ yếu nhờ nhóm doanh nghiệp FDI với thặng dư gần 29 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu sơ bộ về tình hình thương mại 10 tháng đầu năm 2020. Tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 440 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu gần 230 tỷ USD, còn nhập khẩu hơn 210 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt gần 20 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay.

Về xuất khẩu, các mặt hàng máy vi tính, linh kiện điện tử; máy móc, phụ tùng và gỗ có mức tăng cao nhất. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 36,4 tỷ USD tăng 25%; xuất khẩu máy móc, phụ tùng đạt hơn 21 tỷ USD, tăng 43,3%; xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt gần 10 tỷ USD, tăng gần 12%.

1

 

Ngược lại, xuất khẩu dệt may, giày dép và điện thoại giảm so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may giảm hơn 9% còn 23,7 tỷ USD, xuất khẩu giày dép giảm gần 9%, còn các sản phẩm điện thoại, linh kiện giảm hơn 4%

Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày giảm 13,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng giảm 0,6%. Trong khi đó, nhập máy tính, sản phẩm điện tử tăng hơn 20%, nhập khẩu điện thoại các loại tăng 3,6%.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 62,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 37,9 tỷ USD, xếp sau đó là EU, ASEAN, Hàn Quốc.

3

 

Giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm ước tính đạt hơn 210 tỷ USD. Chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất trong 10 tháng là máy tính, sản phẩm điện tử với 51,2 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu điện thoại các loại tăng 3,6%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 65,6 tỷ USD, gấp gần 6 lần so với con số 11,4 tỷ USD của Mỹ. Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc nhập khẩu với 37,4 tỷ USD, thị trường ASEAN với 24,5 tỷ USD.

Bạn nghĩ sao?