Thu Trinh - 08:08 - 05/02/2021
 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Ngành, nghề kinh doanh chính của Petrovietnam là: Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu; Kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước; Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.

Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính bao gồm: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón; Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu; Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo; Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động và Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”. Các ngành, nghề kinh doanh do PVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc các ngành, nghề trên, PVN thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn đã đầu tư theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.

Chủ tịch Hội đồng thành viên: ông Hoàng Quốc Vượng

dau khi 01

Chủ tịch Hội đồng thành viên: ông Hoàng Quốc Vượng

Ông Hoàng Quốc Vượng, sinh năm 1963, tốt nghiệp Trường Đại học Địa chất thăm dò Matxcova (MGRI), đây là một ngôi trường danh tiếng trong lĩnh vực khai thác mỏ. Quá trình công tác, ông Vượng đã kinh qua một số chức vụ trọng yếu: từ tháng 6/2008 là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; từ tháng 8/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương; từ tháng 9/2012 là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam; từ tháng 1/2015 đến nay, trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Hoàng Quốc Vượng là Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Ngày 24/11/2020, tại Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã chủ trì, trao Quyết định cho ông Hoàng Quốc Vượng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng

dau khi 02

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Mạnh Hùng, sinh 1973 tại Hưng Yên, tốt nghiệp khoa Công nghệ Hữu cơ Hoá dầu Đại học Bách khoa Hà Nội. Về chuyên môn, ông là Tiến sĩ Hóa dầu, đã trải qua các vị trí: Kỹ sư Công nghệ - Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Kỹ sư Công nghệ - Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí; Chuyên viên Ban Chế biến Dầu khí - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Chuyên viên - Vụ Dầu khí, Văn phòng Chính phủ; Phó trưởng ban Chế biến Dầu khí - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Hóa dầu Long Sơn; Chủ tịch HĐTV Công ty Hóa dầu Long Sơn; Trưởng ban QLDA Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau; Tổng Giám đốc Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau; Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Là người gắn bó nhiều năm (gần 20 năm) với ngành Dầu khí, được đào tạo chuyên môn về Dầu khí, có kinh nghiệm và năng lực về quản trị, trải qua nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý từ dự án đầu tư đến sản xuất kinh doanh, qua các mô hình ban quản lý dự án, công ty liên doanh, công ty cổ phần, Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và quản lý nhà nước tại Văn phòng Chính phủ.

Thời gian làm Giám đốc Công ty TNHH 1TV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), kiêm Trưởng ban Quản lý dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau, ông Hùng là người đã có công lớn trong việc điều hành, quản lý công tác xây dựng, sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau. Từ năm 2013 đến tháng 06 năm 2019, ông Hùng là Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngày 26/6/2019, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức triển khai công bố các quyết định bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn giữ chức Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Phó Tổng Giám đốc Đỗ Chí Thanh

dau khi 03

Phó Tổng Giám đốc Đỗ Chí Thanh

Ông Đỗ Chí Thanh sinh năm 1968 tại Hải Phòng. Trình độ chuyên môn là kỹ sư Kinh tế, Đại học Mỏ Địa chất; Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Mỏ Địa chất. Quá trình công tác, ông Thanh từng là cán bộ Phòng hợp tác quốc tế, Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Chánh văn phòng Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Từ năm 2010-2014, ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam. Từ tháng 1-2015, ông Đỗ Chí Thanh là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Lĩnh vực chế biến dầu khí là một trong 5 lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn, hàng năm chiếm gần 30% doanh thu toàn Tập đoàn. Chính vì vậy, Tập đoàn bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực chế biến dầu khí sẽ trợ giúp Tổng Giám đốc PVN điều hành và quản lý lĩnh vực đang có những bước tiến vượt bậc này.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam Lê Xuân Huyên

dau khi 04

Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Huyên

Ông Lê Xuân Huyên sinh năm 1966, quê Hải Phòng, có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Quá trình và thiết bị công nghệ hóa. Ông từng là giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội trong 2 năm trước khi tham gia sâu vào lĩnh vực dầu khí. Từ tháng 6/2018 đến 8/2019, ông Lê Xuân Huyên giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn.

4/9/2019, ông Huyên được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Xuyên suốt cả quá trình (kể từ những ngày đầu khởi nghiệp), ông Huyên từng được đánh giá là cá nhân xuất sắc trên từng cương vị công tác. Điểm nổi bật ở ông là các thế mạnh (gồm kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm trải rộng từ kỹ trị, đến thực hành).

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Mậu

daukhi05

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Mậu

Ông Mậu sinh ngày 6/4/1970, tại Hải Dương. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Cử nhân Tài chính - Kế toán. Quá trình công tác: Từ tháng 11 năm 1993 đến tháng 9 năm 1995: Chuyên viên Phòng Tài vụ Doanh nghiệp - Sở Tài chính Vật giá - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Từ tháng 10 năm 1995 đến tháng 9 năm 1999: Công tác tại Cục Quản lý vốn và T ài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu (trực thuộc Bộ Tài chính). Ngày 15/8/1996 được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ 1.

Từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 5 năm 2003: Công tác tại Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính Vật giá - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 1 năm 2006: Trưởng phòng Tài chính kế toán Xí nghiệp Dịch vụ khai thác Dầu khí - PTSC. Từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 11 năm 2003: Phó phòng Tài chính kế toán Xí nghiệp Dịch vụ khai thác Dầu khí - PTSC. Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 8 năm 2009: Kế toán trưởng Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Từ ngày 14 tháng 10 năm 2014 đến ngày 25 tháng 5 năm 2018: Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 2009 đến ngày 7 tháng 8 năm 2018: Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Từ tháng 8 năm 2009 đến 22/3/2019: Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam.

Từ 23 tháng 3 năm 2019 đến ngày 12/11/2020, khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức hội nghị bầu chọn Phó tổng giám đốc (phụ trách lĩnh vực kinh tế, tài chính và thương mại, dịch vụ, sau quy trình 5 bước, ông Nguyễn Văn Mậu - Kế toán trưởng PVN đã vượt qua các ứng viên tài năng khác, được chọn để làm tờ trình (chính xác là xin ý kiến) gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp phê chuẩn trước khi Chủ tịch HĐTV PVN ra quyết định bổ nhiệm.

Phó Tổng Giám đốc Phạm Tiến Dũng

daukhi06

Phó Tổng Giám đốc Phạm Tiến Dũng

Ông Phạm Tiến Dũng sinh năm 1967, là kỹ sư cơ khí và có bằng cử nhân Anh văn. Tân Phó tổng giám đốc PVN đã có gần 26 năm phục vụ trong ngành dầu khí Việt Nam và được biết đến là một trong những người tiên phong của ngành khoan dầu khí Việt Nam. Ông Phạm Tiến Dũng tham gia PV Drilling từ năm 1997 và đã đảm đương qua nhiều chức vụ quản lý tại đây.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố quyết định số 268/QĐ-DKVN ngày 5/3/2020 của Hội đồng thành viên PVN về việc điều động và bổ nhiệm ông Phạm Tiến Dũng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN kể từ ngày 23/3/2020. Được biết, ở cương vị Phó tổng giám đốc, ông Phạm Tiến Dũng sẽ tham gia sâu vào các lĩnh vực điện và dịch vụ, là 2 mảng dịch vụ lớn của PVN.

Sau khi bổ nhiệm ông Phạm Tiến Dũng, ban Tổng giám đốc của PVN có 6 thành viên, trong đó Tổng giám đốc là ông Lê Mạnh Hùng và các Phó tổng giám đốc là các ông Đỗ Chí Thanh, Lê Xuân Huyên, Nguyễn Văn Mậu, Phạm Tiến Dũng.

Bạn nghĩ sao?