Mai Huy - 22:14 - 18/06/2020
 
Tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn và chưa thể khẳng định diễn biến tiếp theo. Trong bối cảnh nhiều cơ hội rộng mở, để đi đến sự thành công, cần phải “chuyên nghiệp” trong tất cả lĩnh vực của sự phát triển xã hội.

 Toàn nhân loại trên thế giới đã và đang được thưởng thức hương vị “ngọt ngào” và “cháy bỏng” của sự trải nghiệm về cuộc chiến đấu với một loại “virus” tử thần giết người không tiếng súng với cái tên“COVID-19”. Truyền thông quốc tế xôn xao câu chuyện về nguồn gốc về “xuất xứ” của loại virus này, thế giới một phen nghiêng ngả về loại sản phẩm đậm nét “thần thoại cổ kim” có hương vị của “tà ác” đan xen khe hở của “từ bi” mà thế giới tâm linh nhắc nhở.

Qua đây toàn nhân loại mới có dịp hiểu ra, có một loại virus của xã hội hiện thực trong thế giới loài người. Cái tinh túy nhất mà nó tích lũy và thể hiện bản chất của những gì mà chúng ta từng đi qua và thấy, rồi ví von “thời thế tạo anh hùng hay anh hùng làm lên lịch sử”. Hiểu được vì sao lại có con vius COVID-19 này và bản chất của sự thật về nó, về nguồn gốc của nó, cách mỗi nơi trên thế giới phòng và chống sự tàn sát của nó. Trong bối cảnh hậu COVID-19 thì đích đến của thành công vẫn cần phải “chuyên nghiệp” trong tất cả lĩnh vực của sự phát triển xã hội.

Đơn cử vừa qua các nước lần lượt nhận ra thực hư về con virus COVID-19 rồi ai cũng say xưa nghiên cứu cách phòng và chống nó. Việt Nam của chúng ta được khen ngợi là quốc gia thành công nhất trong việc chống lại nạn dịch này, một số cơ quan truyền thông quốc tế đã đưa tin bài và ý kiến của những nhà lãnh đạo các nước, những chuyên gia và cả ý kiến của người dân trong cộng đồng quốc tế.

Tờ Halo Noviny (Czech) ngày 6/5 dẫn phát biểu của ông Vojtech Filip, Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Czech, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) kêu gọi: “Hãy lấy cảm hứng từ Việt Nam, nơi đã đánh bại thành công virus Corona!”.

“Là quốc gia có hơn 96 triệu dân, có đường biên giới chung với Trung Quốc và không phải là một cường quốc công nghệ như Hàn Quốc, nhưng Việt Nam đã có thể phản ứng nhanh chóng và thực hiện các biện pháp cụ thể ngay từ đầu để ngăn dịch Covid-19”, ông Vojtech Filip nhấn mạnh.

Bình luận trên BBC, nhà báo David Hutt, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á, khẳng định trong cuộc khủng hoảng Covid-19; theo nhà báo David Hutt, khi đại dịch Covid-19 hoành hành, Việt Nam đã rất minh bạch, cởi mở trong việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh; Tờ The Diplomat cũng dành nhiều bài viết để ngợi khen công tác chống dịch của Việt Nam. Có thể tự hào nói lên một điều rằng: Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh. Nhờ một lần nữa dựa vào chiến lược tổng động viên, huy động toàn xã hội, bao gồm lực lượng quân đội, an ninh, chính quyền các cấp và mọi cá nhân, như cuộc chiến bảo vệ đất nước trong những năm tháng lịch sử đã đi qua. Với một nguyên tắc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” mèo nhỏ bắt chuột nhỏ nhưng cần thận trọng và chắc chắn “chuyên nghiệp” trong từng chi tiết.

Ông Manuel Wendle - chuyên gia tài chính người Đức và hiện đang là tư vấn tài chính tại Việt Nam, ông đã nhiều lần đề cập trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Die Oberbadische (Đức) khi được hỏi điều gì đã giúp Việt Nam kiểm soát thành công dịch Covid-1 COVID-19, ông cho rằng đó là sự đồng thuận về quyền và lợi ích của người dân với xã hội.

Tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) nhận định “tốc độ mà Việt Nam san phẳng “đường cong” lây nhiễm của dịch COVID-19 cho thấy kỹ năng và sự nhanh nhạy của quốc gia Đông Nam Á này”; Đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế hậu dịch COVID-19, nhà báo David Hutt cho rằng, với những kết quả chống COVID-19 như hiện nay, “Việt Nam có thể đạt được một trong những thành tựu tốt nhất, hơn bất kỳ nước nào ở châu Á”.

Không chỉ hấp dẫn bởi môi trường chính trị an toàn và chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cũng đang tạo ấn tượng tốt đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Một làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong thời gian tới.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định, việc dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ là xu hướng không thể đảo ngược sau dịch COVID-19. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ sẽ cần tìm kiếm các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trở thành những điểm đến yêu thích. “Việc hàng loạt nhà máy sản xuất AirPods, Apple có thể sẽ được nhà chức trách Việt Nam cho phép trong thời điểm các biện pháp kiểm soát COVID-19 được áp dụng trên quy mô toàn quốc”, theo tờ Nikkei Asian Review cho biết.

Có thể nói, để thực hiện được “luật chơi” của kinh tế thị trường và định hướng phát triển ở mọi lĩnh vực thì điểm mấu chốt: Chúng ta cũng cần hai chữ “chuyên nghiệp”, chuyên nghiệp thì sẽ thành công.

Chuyên nghiệp tất yếu sẽ hình thành lên chất lượng và giá trị đặc thù của từng sản phẩm, trong đó có cả sản phẩm quan trọng nhất đó là con người. Con người là lực lượng nhân sự của mỗi quốc gia vừa là sản phẩm, cũng vừa là thị trường tiêu thụ của vô vàn sản phẩm khác, đặc biệt là sản phẩm trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Sự chuyên nghiệp nó vừa xây đắp con người và bảo vệ và duy trì cuộc sống của con người. Chúng ta muốn chiến thắng trong mọi lĩnh vực rất cần sự hình thành và phát triển “chuyên nghiệp” của chính bản thân chúng ta.

Chuyên nghiệp trong tư duy, chuyên nghiệp trong sự hoạt động, chuyên nghiệp trong đầu tư và cuối cùng là chuyên nghiệp trong hưởng thụ đó là cái đích của sự thành công.

Mong rằng hậu COVID-19 chúng ta sẽ có được luật chơi chuyên nghiệp và hưởng thụ.

Bạn nghĩ sao?