Đan Mai - 11:02 - 11/10/2020
 
Hiện nay, ở Việt Nam khoáng sản vật liệu xây dựng (VLXD) chủ yếu khai thác từ các đáy sông, phân bố từ Bắc vào Nam, từ miền núi, trung du đến đồng bằng và vùng cửa sông.

Tuy vậy, trữ lượng khoáng sản VLXD ở sông ngày càng giảm mạnh, việc khai thác cũng có nhiều tác động xấu đến môi trường, trong khi đó nhu cầu cát sỏi ngày càng tăng, nhất là các vùng kinh tế ven biển cả nước.

Xu hướng tìm kiếm nguồn cát sỏi bổ sung, thay thế cát sông, chuyển đổi sang khai thác cát sỏi từ đáy biển là cần thiết nhằm bổ sung và đáp ứng kịp thời cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH).

Khoáng sản VLXD đáy biển có tiềm năng lớn

Trên thế giới, rất nhiều nước đã thăm dò, khai thác VLXD từ đáy biển, sử dụng cát biển làm cốt liệu bê tông, vật liệu xây, vật liệu san lấp nuôi bờ bãi…. Hoạt động khai thác sa khoáng, khoáng sản VLXD đáy biển từ những năm 70 của thế kỷ trước, với sản lượng ngày càng tăng; một số nước sản lượng khai thác VLXD từ biển chiếm 10 - 30% tổng nhu cầu VLXD của cả nước. Tiêu biểu như Vương quốc Anh và Bắc Ireland sử dụng một lượng lớn cát khai thác từ đáy biển: 50% lượng cát cho ngành công nghiệp xây dựng, 20% cho bảo vệ bờ biển và 30% còn lại là xuất khẩu; Pháp: trong tổng số 400 triệu tấn VLXD các loại sử dụng hàng năm có 1,5 - 3% lượng cát sỏi khai thác từ biển; Ở Đức, sản lượng khai thác cát biển năm 2005 khoảng 0,7 triệu m3; Nhật Bản khai thác VLXD từ đáy biển khoảng 70 - 80 triệu tấn/năm...

Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), hoạt động khai thác chủ yếu đến độ sâu 30 m nước, thường được cấp phép theo từng khu vực ở độ sâu mực nước từ 10 - 100 m, nằm cách xa bờ biển từ hơn 1,5 km; độ sâu khai thác vào đáy biển 6 - 10 m; địa tầng khai thác chủ yếu trong thành tạo Holocen và trong thành tạo Pleistocen phân bố nông. Công nghệ khai thác phổ biến là khai thác bằng gàu xúc, hút hoặc khai thác bằng cuốc, trong đó khai thác bằng hệ thống đào phá vật liệu - bơm hút đặt trên tàu rất phổ biến, hiệu quả.

0710-anh-1-bai-khai-thac-ksvlxd

 

Công tác điều tra địa chất về khoáng sản rắn đáy biển ở Việt Nam đã được thực hiện trong gần 30 năm qua. Theo các kết quả điều tra, nghiên cứu hiện có, vùng biển từ 0 - 100 m nước nước ta có tiềm năng lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng; đã xác định được 30 vùng triển vọng với tổng tài nguyên dự báo gần 150 tỷ m3; trong đó các vùng biển tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng biển Sóc Trăng, vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên, vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh… rất triển vọng, có thể quy hoạch thăm dò, khai thác.

Ngoài ra, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đánh giá, thăm dò khoáng sản rắn đáy biển; tiêu chuẩn sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng; tiêu chuẩn sử dụng cho công trình xây dựng biển và hải đảo; tiêu chuẩn sử dụng dùng cho san lấp mở rộng và cải tạo biển, đảo; các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản VLXD ở biển.

" Nhu cầu cát xây dựng của Việt Nam năm 2015 là 92 triệu m3, năm 2020 dự báo tăng lên đến 130 triệu m3; nhu cầu cát san lấp giai đoạn 2018 - 2022 là 2,5 - 3,0 tỷ m3. Trong khi đó tổng trữ lượng cát xây dựng và cát san lấp trong đất liền được dự báo đến nay chỉ là 2,1 tỷ m3. Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2025 nước ta sẽ đứng trước nguy cơ không còn cát phục vụ công trình xây dựng.

Theo Tài Nguyên Môi Trường

Bạn nghĩ sao?