07:00 - 10/05/2019
 
Đẩy mạnh điện mặt trời GEC ngược dòng thị trường, lợi nhuận gộp quý I 2019 tăng trưởng gần 50%

Việc tiên phong đóng điện 2 Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên trong năm 2018 của Việt Nam tổng công suất 117 MWp với sản lượng điện cam kết từ nhà thầu EPC vào khoảng 163 triệu kWh/năm, đã đóng góp lớn vào Doanh thu và Lợi nhuận Quý I 2019 của Công ty CP Điện Gia Lai.

Trong Quý, Công ty vận hành ổn định hệ thống 16 Nhà máy Thủy điện (TĐ) và Điện mặt trời (ĐMT) với tổng công suất 168 MW bao gồm 50% TĐ và 50% ĐMT, so với cùng kỳ năm ngoái hoàn toàn 100% TĐ.

DTT đạt 174 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ do ghi nhận trọn vẹn Doanh thu (DT) từ 2 Nhà máy ĐMT, trong đó tỷ trọng lớn nhất đến từ DT bán điện là 170 tỷ đồng, tăng mạnh 62% so với cùng kỳ, chiếm 98% và 2% đến từ DT cung cấp dịch vụ, xây lắp. Cơ cấu DT của GEC có sự dịch chuyển rõ rệt khi 51% đến từ ĐMT so với 47% của TĐ trong khi cùng kỳ từ TĐ là 87%.

Việc giảm dần sự phụ thuộc vào một nguồn Năng lượng duy nhất nằm trong chiến lược Phát triển bền vững của GEC đã bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực khi trong Quý I, 8/10 Doanh nghiệp TĐ trên sàn đồng loạt báo lãi sụt giảm mạnh, thậm chí có doanh nghiệp lỗ, do El Nino quay lại, thời tiết nắng hạn, việc chạy máy phát điện không hiệu quả, thì GEC đang đi ngược lại tình hình chung của thị trường.

Trong Quý I, 2 Nhà máy ĐMT Phong Điền và Krông Pa đóng góp hơn 41 triệu kWh, chiếm 51% tổng sản lượng điện so với gần 40 triệu kWh được sản xuất ra 14 Nhà máy TĐ. Nhờ việc sử dụng các tấm pin NLMT có hiệu suất cao nhập khẩu từ Nhật, cùng với quá trình vận hành bảo trì thường xuyên và hoạt động tại các khu vực có bức xạ nhiệt tốt nên sản lượng điện từ 2 nhà máy ĐMT đều vượt kế hoạch là 120% và 106%.

Đẩy mạnh điện mặt trời GEC ngược dòng thị trường, lợi nhuận gộp quý I 2019 tăng trưởng gần 50% - Ảnh 1.

Nguồn: GEC.

Lợi nhuận (LN) gộp đạt 101 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, hỗ trợ Biên LN gộp tăng trưởng 4% đạt 58% trong đó 2 mảng kinh doanh chính chiếm tới 98% cơ cấu DT là TĐ và ĐMT lên tới 50% và 66%. Nhờ lợi thế có được do hầu hết sản lượng điện sản xuất đều được cam kết tiêu thụ bởi EVN nên trong Quý I, không phát sinh Chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18% so với cùng kỳ do GEC chủ động tăng cường đội ngũ nhân sự để triển khai vận hành hàng loạt 5 dự án sắp đóng điện trong năm 2019. LN trước thuế hợp nhất Quý 1 vẫn tăng trưởng 14% là 59 tỷ đồng và đạt 25% kế hoạch mục tiêu 240 tỷ đồng cho cả năm 2019. LN sau thuế đạt 56 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ và Biên LN ròng đạt 32%. Có thể thấy, trong 4 năm trở lại đây, Biên LN gộp và ròng của GEC luôn duy trì ổn định ở mức hấp dẫn, lần lượt trên 50% và 30%. Quý I 2019, so với trung bình Ngành chỉ là 48% và 29%, GEC đã thể hiện những chỉ số sinh lời vượt trội hơn với 58% và 32%.

Đẩy mạnh điện mặt trời GEC ngược dòng thị trường, lợi nhuận gộp quý I 2019 tăng trưởng gần 50% - Ảnh 2.

Nguồn: GEC.

Trong Quý I, Tổng tài sản của GEC tăng gần 23% lên 5.342 tỷ đồng tới từ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của 2 Dự án ĐMT Đức Huệ 1 - Long An và Hàm Phú 2 - Bình Thuận. Trong tháng 4 vừa qua, GEC đã phát điện thành công vượt tiến độ 2 Nhà máy này, ký hợp đồng PPA với giá điện 9,35 cents/kWh và dự kiến vận hành thương mại trước 30/6/2019. Như vậy tổng công suất ĐMT của GEC đã lên tới 215 MWp, đưa thị phần ĐMT của GEC tại Việt Nam đạt 22%.

Ngoài ra việc nâng cấp thành công NMTĐ Đăk Pi Hao 2 lên 10 MW đưa tổng công suất phát điện hiện nay của Công ty đạt 248 MW, trong đó ĐMT của là 163 MW chiếm 66% và Thủy điện là 85 MW chiếm 34%. Với việc GEC thông qua Nghị quyết chủ trương nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty sở hữu Nhà máy ĐMT Đức Huệ 1 để tăng sở hữu lên 100% sẽ góp phần cải thiện trực tiếp DT, LN của Công ty mẹ cũng như lợi ích của các Cổ đông GEC.

Với khoản vay được giải ngân để tài trợ cho 2 Dự án ĐMT nói trên, chỉ số Nợ vay/Vốn chủ sở hữu tăng lên mức 0,88 lần so với mức 0,63 lần của cuối năm 2018, tuy nhiên vẫn chỉ tiệm cận chỉ số của Ngành. Do có sự tăng đối ứng về mặt tài sản nên chỉ số Nợ vay/Tổng tài sản chỉ tăng nhẹ lên mức 0,42 lần so với trung bình Ngành khoảng 0,38 lần. Điều này hoàn toàn phù hợp với lộ trình phát triển khi GEC liên tục đưa vào vận hành các dự án sẵn có trong danh mục đầu tư theo đúng kế hoạch.

Cổ phiếu GEG là một trong những mã có giao dịch tích cực trên sàn Upcom khi liên tiếp trong các tuần đầu tiên của tháng 3 và 4, GEG đều lọt vào Top 10 và 3 các mã cổ phiếu được nước ngoài mua ròng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt gần 500 ngàn cổ phiếu, tương đương gần 10 tỷ đồng, tăng 106% so với cả năm 2018. Ngày 3/5/2019 tại mức giá giao dịch trung bình 23.400 đồng/cổ phiếu, thị giá của GEG đã tăng trưởng 53% so với thời điểm cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh điện mặt trời GEC ngược dòng thị trường, lợi nhuận gộp quý I 2019 tăng trưởng gần 50% - Ảnh 3.

Nguồn: GEC tổng hợp.

Một trong những thông tin tích cực có liên quan tới các mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn Upcom hiện nay là kiến nghị của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc cho phép giao dịch ký quỹ đối với các doanh nghiệp Upcom quy mô lớn, đáp ứng các tiêu chí tương tự như đối với cổ phiếu niêm yết được phép giao dịch ký quỹ.

Theo quy định, cho vay margin chỉ áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên HSX và HNX. Nếu kiến nghị này được chấp thuận sẽ góp phần gia tăng thanh khoản đáng kể cho Upcom, đặc biệt với những mã cổ phiếu có quy mô vốn hóa đáng kể, ở mức gần 200 triệu USD và nhận được sự quan tâm lớn từ các Nhà đầu tư nước ngoài như GEG hiện nay.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

Bạn nghĩ sao?