PV - 22:17 - 23/03/2021
 
Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh.

Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report, công bố chính thức lần đầu tiên vào năm 2011. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.

Trải qua 11 năm công bố liên tiếp, Bảng xếp hạng ghi dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp năng động và tiêu biểu với những thành tích kinh doanh xuất sắc, “những ngôi sao đang lên”, vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tích cực trong các hoạt động đồng hành cùng Chính phủ và toàn dân đẩy lùi đại dịch, góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế.

Theo bảng xếp hạng, một số công ty như: Công ty cổ phần An Tiến Industries, Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thương mại viễn thông, Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Cán Thép Thái Trung, Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội, Công ty cổ phần Sản xuất và công nghệ nhựa pha lê, Công ty cổ phần Kosy, Công ty cổ phần CDC Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor... là những doanh nghiệp năng động và tiêu biểu với những thành tích kinh doanh xuất sắc, “những ngôi sao đang lên," vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tích cực trong các hoạt động đồng hành cùng Chính phủ và toàn dân đẩy lùi đại dịch, góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp Việt.

500 doanh nghiep

Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021

Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report, công bố chính thức lần đầu tiên vào năm 2011. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh.

Năm 2020, nhìn trên bức tranh toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng dương với sự phục hồi nhanh chóng và đầy bứt phá hình chữ V, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, sóng gió đã qua đi, từ những thành tích mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong năm qua, chúng ta đón nhận thêm nhiều cơ hội từ những hiệp định FTAs đã được ký kết thành công, vị thế và hình ảnh được cải thiện và thu hút được nhiều sự chú ý từ truyền thông quốc tế.

Trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đạt 28,2%. Xét theo khu vực kinh tế, giai đoạn này chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, thể hiện rõ vai trò tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế nước nhà, với mức CAGR trung bình lớn nhất, 29,2%. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực này cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam với tỷ lệ 83,2%. Với một khu vực kinh tế đang tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp 30% vào Ngân sách Nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, tốc độ tăng trưởng ổn định và sự góp mặt ngày càng nhiều trong Bảng xếp hạng FAST500 cũng là một minh chứng rõ ràng cho thấy tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, khẳng định vai trò là “lực kéo” giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển đất nước.

Để tiếp tục phát huy vai trò lực đẩy của nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2030 của khu vực kinh tế năng động này, Nhà nước cần tiếp tục tạo không gian phát triển, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân khai thác, sử dụng nguồn lực quốc gia phân bổ lại từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, giảm tối đa mức nắm giữ cổ phần nhà nước, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp căn bản như: cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục điểm nghẽn hạ tầng, chủ động thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trong xu hướng điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bạn nghĩ sao?